TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH NHẬP CƯ TRONG TUYỂN SINH QUỐC TẾ TẠI ANH

van_hoa_xe_o_anhNội dung chính:

  • Theo báo cáo của hiệp hội các trường kinh doanh tại Anh, tuyển sinh ngoài EU đã giảm 8.6% trong giai đoạn 2014/2015
  • Tác động kinh tế trực tiếp từ việc suy giảm tuyển sinh này được ước tính khoảng 133.5 triệu bảng ( tương đương  189 triệu đô la)
  • Một báo cáo tương tự cũng được thực hiện từ các trường đại học ở Scotland, và thiệt hại kinh tế cho các tổ chức ở Scotland là hơn 250 triệu bảng ( tương đương 355 triệu đô la)

Việc siết chặt chính sách nhập cư đang làm suy yếu tuyển sinh  nước ngoài tại Anh. Hiệp hội các trường kinh doanh-UK’s Chartered Association of Business Schools (CABS) tại Anh và các trường đại học tại Scotland đã công bố nghiên cứu mới cho thấy những tác động của chính sách nhập cư đang gây thiệt hại về kinh tế, làm mất cơ hội và thu nhập của các trường đại học và nền kinh tế nói chung.

Tuyển sinh ngành kinh doanh sụt giảm

Hiệp hội CABS vừa công bố một báo cáo với tên gọi “ Các trường kinh doanh tại Anh và tuyển sinh quốc tế: xu hướng, thách thức và thực trạng thay đổi”, cho thấy rằng tuyển sinh sinh viên quốc tế  vào các khóa học kinh doanh tại các trường đại học đang giảm đáng kể, giảm 8.6% trong năm 2014/2015 so với năm trước đó. Điều này đặc biệt đáng báo động bởi nhu cầu nổi bật của sinh viên quốc tế hiện nay là lựa chọn chuyên ngành kinh doanh. Theo CABS, 1/3 sinh viên quốc tế tại các trường đại học ở Anh ghi danh vào một chương trình quản trị kinh doanh.

Giá trị kinh tế mà các sinh viên quốc tế mang lại cho Vương quốc Anh là rất lớn. CABS ước tính rằng, những sinh viên này đã đóng góp 2.4 tỷ bảng ( 3.4 tỷ USD) cho các trường đại học và nền kinh tế Anh. Tuy nhiên,những con số này đã bị suy giảm bởi số lượng sinh viên quốc tế ngoài EU trong các trường kinh doah của Anh đã giảm từ 65.825 vào năm 2013/2014 xuống 60.190 năm 2014/2015.

Sự suy giảm trong năm 2014/2015 đã vượt quá mức giới hạn, vì theo họ thu nhập phát sinh từ các chương trình kinh doanh giúp duy trì các khu vực khác trong trường đại học, đặc biệt là trong những năm gần đây khi học sinh nhập học trong nước cũng đã giảm. CABS lưu ý rằng 8.6% này tương đương với 1 khoản thất thoát lên tới 133.5 triệu bảng (tương đương 189 triệu đô la) đến tài chính các trường đại học và nền kinh tế địa phương.

Sức hấp dẫn đặc biệt ở các trường đại học của Anh là chương trình kinh doanh sau đại học như MBA, với trị giá lên tới 60.000 bảng Anh ( tương đương 85.000 đô la Mỹ) cho sinh viên nước ngoài, hiện tại tuyển sinh ngoài EU cho các chương trình này cũng đang sụt giảm, thấp hơn 4.2% so với năm 2010.  Tác động của sự sa sút này được xem như là một ví dụ minh họa điển hình khi mà hơn một nửa (52%) sinh viên toàn thời gian sau đại học  tại các trường kinh doanh Anh trong năm 2013 đến từ các nước khác.

Việc hạn chế việc làm và cấp thị thực  đang làm giảm lượng tuyển sinh quốc tế tại các trường đại học Anh. Trên thực tế, 15 trường trong số các trường đại học kinh doanh ở Anh vẫn nằm trong Top 100 trên thế giới theo bảng xếp hạng MBA toàn cầu. Điều này cho thấy rằng ảnh hưởng nêu trên  không phải do chất lượng giáo dục, đó là khó khăn trong việc  nhận được visa du học,  hạn chế việc làm sau khi tốt nghiệp, đặt sinh viên quốc tế xem xét đưa ra các lựa chọn khác.

Bới vậy, các báo cáo của CABS đã đề nghị chính phủ xem xét  các tác động tiêu cực  của chính sách nhập cư hiện hành đối với nền kinh tế Anh.” Trong năm 2014/2015 chúng ta đã trải qua sự suy giảm mạnh nhất của sinh viên quốc tế đối với chương trình đại học tại các trường kinh doanh Anh”, giáo sư Simon Collinson – chủ tịch CABS cho biết. “ Báo cáo này cho thấy tác động tiêu cực , không chỉ đối với các trường kinh doanh mà cả các trường dựa trên thu nhập từ nó, trong các điều khoản về công việc và các hoạt động cộng đồng đều nhận được sự hỗ trợ từ nguồn thu nhập từ các sinh viên quốc tế. Mặc dù các chương trình đào tạo kinh doanh của chúng tôi luôn nằm trong top những chương trình tốt nhất trên thế giới, nhưng sinh viên quốc tế vẫn lựa chọn các quốc gia khác cho việc giáo dục vì quy định nhập cư  tại Anh đang khó khăn và không hấp dẫn”

Nicola Dandridge, giám đốc các trường đại học Anh, nêu ra quan điểm số lượng sinh viên quốc tế đang suy giảm là đi ngược lại với lợi ích của các nước khác như Mỹ, Canada và Úc. “ Mặc dù nhu cầu ngày càng tăng về chất lượng giáo dục trên khắp thế giới, con số tuyển sinh quốc tế trong vài năm qua đã không tương xứng  với danh tiếng đẳng cấp thế giới của các trường đại học và các trường kinh doanh của vương quốc Anh. Đồng thời, đối với các quốc gia cạnh tranh đã thấy tăng số lượng sinh viên quốc tế đáng kể”.

Đại diện  của các trường đại học và doanh nghiệp, bao gồm Liên đoàn Công nghiệp Anh (CBI), trường đại học vương quốc Anh, hội đồng kinh doanh Anh – Ấn Độ đều đã thông qua báo cáo của CABS và kết quả của nó.

“ Giáo dục hàng đầu trên thế giới là một cơ hội tăng trưởng của Anh mà chúng ta phải tận dụng”, ông Neil Carberry, giám đốc tuyển dụng, kỹ năng, và các dịch vụ công cộng tại CBI cho biết thêm. “Đó cũng là vì lợi ích quốc gia, chúng tôi khuyến khích các sinh viên giỏi sinh sống và làm việc ở đây, nơi họ có kỹ năng mà thị trường lao động trong nước họ không có cơ hội để phát huy . Chúng ta phải đảm bảo điều kiện để khai thác khả năng của các sinh viên quốc tế, bao gồm cả việc phát triển một hệ thống thị thực mạnh mẽ mà không phải là một rào cản đối với việc học tập tại các trường kinh doanh tuyệt vời của chúng tôi. ”

A-woman-demonstrates-outs-009

Những ý kiến từ Scotland.

Các trường đại học ở Scotland cũng đã đưa ra những nghiên cứu tương tự để củng cố lập luận của mình trong năm 2012, việc xóa bỏ thị thực làm việc năm 2005 – cho phép các sinh viên ngoài EU sau khi tốt nghiệp được ở lại làm việc 2 năm-  đã có một tác động tiêu cực đáng kể đối với nền kinh tế.  Đỉnh cao của việc loại bỏ thị thực này đã làm cạn kiệt nền kinh tế  Scotland hơn 250 triệu bảng ( tương đương 335 triệu USD) trong 3 năm qua và nếu không có sự thay đổi trong chính sách thì đã có 5.400 sinh viên quốc tế học tập tại Scotland. Ước tính số lượng sinh viên suy giảm đến từ hai quốc gia chủ yếu là Ấn Độ và Nigeria, tương đương 145.7 triệu bảng ( 207 triệu USD) doanh thu sụt giảm cho Scotland.

Các trường đại học Scotland trao đổi với Ủy ban Quốc hội Scotland, chính sách đưa ra là “bảo thủ”, ngoài ra Scotland chắc chắn đã phải trải qua một tác động kinh tế tiêu cực lớn hơn, là kết quả của việc thay đổi chính sách này vào năm 2012. Scotland có thể đã có thêm những lợi ích gián tiếp từ những sinh viên quốc tế, những sinh viên có trình độ cao góp phần vào thị trường lao động Scotland thông qua năng suất, tăng đóng góp thuếvà thu nhập.

Tất cả các thành viên trong quốc hội Scotland đã kêu gọi chính phủ Anh cho phép phát triển một chương trình visa làm việc cho sinh viên sau tốt nghiệp,  điều sẽ mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh cho đất nước này như khi được ra vào năm 2005. Chương trình này đã được thực hiện trên toàn bộ nước Anh vào năm 2005, nhưng sau đó đã bị xóa bỏ.

Các trường đại học Scotland đã  tuyên bố sự cần thiết của việc thay đổi chính sách nhập cư một cách ngắn gọn:

  • Chính sách nhập cư hiện tại cho sinh viên của Anh gây thiệt hại cho các trường đại học và nền kinh tế Scotland. Sinh viên quốc tế tạo ra hơn 800 triệu bảng thu nhập hàng năm, khoảng một nửa số này sẽ dành cho việc chi tiêu ngoài trường.
  • Chính sách này gây thiệt hại cho doanh nghiêp và nền công nghiệp của Scotland, thiếu hụt nhân lực kỹ năng cao trong một số lĩnh vực mà người Anh hoặc người EU cư trú không đáp ứng được.

Không có thay đổi trong hiện tại

Cuối năm ngoái, đã có những báo cáo cho thấy dấu hiệu của chính phủ Anh về động thái xem xét giảm số lượng sinh viên quốc tế đến từ những mục tiêu giảm số lượng người di cư, hay những phê phán về chính sách thị thực thực hiện từ các nhà giáo dục và các bên liên quan.

Vì vậy, khi Bộ tài chính Anh đặt mục tiêu tuyển sinh ngoài EU là 55.000 sinh viên vào năm 2020, và công bố điều khoản sẽ cho phép sinh viên quốc tê  sau đại học sẽ được làm việc ở Anh trong một khoản thời gian, đã có một tia hy vọng rằng mọi thứ có thể được thay đổi. Niềm hy vọng này được củng cố khi bộ trưởng  Bộ Đại học và khoa học Anh Jo Johnson công bố cam kết của chính phủ tăng xuất khẩu giáo dục tổng thể từ 18 tỷ bảng trong năm 2012 lên 30 tỷ bảng năm 2020.

Nhưng cho đến hiện nay, Chính phủ Anh vẫn chưa có những hành động để đạt được tham vọng trên từ việc thay đổi thị thực làm việc và môi trường thân thiện hơn với sinh viên quốc tế.  CABS và các trường đại học Scotland vẫn đang nỗ lực trong việc đưa ra bằng chứng rõ ràng về những đe dọa và số tiền bị mất đi nhằm tác động đến những thảo luận về chính sách của Anh trong thời gian tới.

Theo ICEF Monitor.

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top